Sách của cải của các dân tộc

Cua cai cua cac dan toc

Sách của cải của các dân tộc

Lịch sử kinh tế học hiện đại được bắt đầu từ năm 1776. Trước thời điểm này, 6.000 năm lịch sử đã trôi qua mà không lưu lại bất kỳ một tác phẩm xuất bản nào có ảnh hưởng mạnh mẽ cho hậu thế về một chủ đề đã từng chi phối mỗi phút giây trong cuộc sống của con người hàng ngày kể từ lúc bắt đầu thức giấc.

Trong nhiều thiên niên kỷ đã qua, từ thời đại La Mã xuyên qua Đêm dài Trung cổ đến thời kỳ Phục Hưng, loài người luôn phải nhọc nhằn vật lộn  mưu sinh để  chỉ có được một cuộc sống tằn tiện. Họ luôn thường trực phải đấu tranh với nạn chết yểu, bệnh tật, nạn đói, chiến tranh và mức tiền công ít ỏi. Chỉ có một số ít may mắn – chủ yếu là những kẻ cai trị và tầng lớp quý tộc – mới được hưởng cuộc sống an nhàn, và ngay cả họ cũng chưa đủ tiêu chuẩn nếu so với mức sống hiện đại. Đối với một người bình thường, có quá ít sự thay đổi qua nhiều thế kỷ. Tiền công thực tế theo đầu người đã hầu như không thay đổi năm này qua năm khác, thập kỷ này qua thập kỷ khác. Trong thời kỳ này, tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 40, và nhà văn người Anh Thomas Hobbes đã có lý khi gọi đó là kiếp sống “cô độc, nghèo đói, bẩn thỉu, đần độn và ngắn ngủi” của con người (1996 [1651], 84).

Năm Tiên tri 1776

Rồi năm 1776 đã đến và lần đầu tiên, sự hy vọng cùng những điều mong đợi của những người lao động nói chung được tăng lên gấp bội. Đó là thời kỳ mà được biết đến với tên gọi Enlightenment, là thời kỳ mà người Pháp gọi là Khai sáng (l’age des lumieres). Lần đầu tiên trong lịch sử, người lao động đã mong muốn có được một mức tối thiểu cơ bản về thực phẩm, nhà ở và quần áo. Ngay cả trà, một loại đồ uống trước đây được coi là xa xỉ, thì nay trở thành thứ đồ uống thông thường.

Sự ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ vào ngày mùng 4 tháng 7 là một trong số vài sự kiện trọng đại của năm 1776. Chịu ảnh hưởng của John Locke, Thomas Jefferson đã tuyên bố “sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc” là những quyền bất khả xâm phạm để từ đó xây dựng nên một khung khổ pháp lý cho một quốc gia đang còn đang vật lộn với khó khăn và rồi cuối cùng đã trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới và đưa ra một nền tảng hiến pháp cho tự do được nhiều người coi là hình mẫu trên toàn thế giới.

Một cuốn sách vĩ đại được xuất bản

Bốn tháng trước đó, một tác phẩm bất hủ tương tự cũng đã được ra đời ở bên kia bờ Đại Tây Dương tại nước Anh. Vào ngày mùng 9 tháng 3 năm 1776, các nhà in ở London là William Strahan và Thomas Cadell đã xuất bản tác phẩm dày 1000 trang trong 2 tập có tựa đề Tìm hiểu bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia (An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations). Đó là một cuốn sách dày có tiêu đề dài, có ảnh hưởng định mệnh đến sự phát triển của toàn cầu. Tác giả của nó là Tiến sỹ Adam Smith – một vị giáo sư ít nói, đãng trí và dạy môn “triết học đạo đức” tại Đại học Glasgow.

Sách của cải của các dân tộc
Sách của cải của các dân tộc

Của cải của các quốc gia là tiêu đề viết gọn phổ biến trên thế giới. Adam Smith, một nhà lãnh đạo của trường phái Khai sáng Scotland, đã dựng nên một công thức chung cho sự thịnh vượng và nền độc lập tài chính mà trong dòng chảy diễn biến của thế kỷ tiếp theo, đã cách mạng hoá cách nghĩ của các công dân và những nhà lãnh đạo về thương mại và kinh tế học thực tiễn. Cuốn sách đã hứa hẹn một thế giới mới – một thế giới với của cải đầy ắp, giàu có vượt ra ngoài việc chỉ biết tích lũy vàng và bạc. Smith đã hứa hẹn về một thế giới mới cho tất cả mọi người – không chỉ cho những người giàu và tầng lớp cai trị mà cho cả những người dân thường. Của cải của các quốc gia đã đưa ra công thức giải phóng người lao động khỏi kiếp nô dịch khổ đau trong thế giới của Hobbes. Tóm lại, Của cải của các quốc gia là một tuyên ngôn về sự độc lập kinh tế.

“Của cải của các dân tộc” là cuốn sách kinh tế học kinh điển tổng hợp nhiều thuật ngữ và khái niệm mà chúng ta mới bắt đầu tiếp cận. Vì vậy, mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng song việc biên tập, hiệu đính và sửa chữa không tránh hết những sai sót, nhầm lẫn. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn mọi góp ý của bạn đọc giúp cho lần xuất bản sau được tốt hơn.

Của cải của các dân tộc được hoàn thành năm 1775 và được xuất bản ngày 9 tháng ba năm 1776. Một số bạn bè của Smith, tuy đánh giá cao công trình này, đã nghĩ rằng cuốn sách này không đại chúng lắm do vấn đề đặt ra trong cuốn sách là khó hiểu, nhưng trên thực tế lần xuất bản đầu tiên đã được bán hết trong 6 tháng. Nhà sử học Edward Gibbon đã đoán trúng khi ông ta nói trong một bức thư viết cho nhà triết học Scotland Adam Ferguson rằng: “Thật là một tác phẩm tuyệt vời mà ông Adam Smith, người bạn chung của chúng ta, đã mang lại cho quần chùng! Một ngành khoa học mênh mông trong một cuốn sách duy nhất, và những ý tưởng sâu sắc nhất được thể hiện bằng một ngôn ngữ dễ hiểu nhất”. Năm 1778 thì cuốn sách được xuất bản lần thứ hai với những sửa chữa không đáng kể. Đến lần xuất bản thứ ba vào năm 1784 thì cuốn sách được sửa đổi và bổ sung khá nhiều. Trong khi Smith còn sống, cuốn sách được in lại nhiều lần; lần thứ tư năm 1786 và lần thứ năm 1789, nhưng chỉ có những sửa đổi nhỏ so với lần xuất bản thứ ba được bổ sung thêm.

Sách của cải của các dân tộc
Sách của cải của các dân tộc

Khi Của cải của các dân tộc được xuất bản lần đầu, nó được sự hoan nghênh của các giới trong chính phủ và các nhà thông thái. Một vài khuyến nghị về đánh thuế nói trong cuốn sách đã được Thủ tướng Huân tước North thực hiện trong ngân sách năm 1777 và 1778, và lời khuyên của Smith cũng được xem xét trong chính sách của chính phủ đói với Mỹ và Ireland. Do đó, nhiều người cũng khá ngạc nhiên là, một năm sau khi xuất bản cuốn sách, Smith định xin giữ chức giám đốc sở thuế quan ở Edinburgh, một chức vụ không có danh tiếng lắm. Có lẽ ông ta còn do dự chuyển về làm việc vĩnh viễn ở Scotland vì cũng có tin đồn là ông muốn ở lại London cho nên ông đã đề nghị đổi địa vị ở Edinburgh lấy một chức vụ ít lương hơn. Tuy vậy, Smith đã chấp nhận chức giám đốc sở thuế quan và đã làm việc hết sức tận tụy. Sau khi đã dành những nỗ lực to lớn và nhiều thời gian cho việc biên soạn tác phẩm vĩ đại của mình, ông chắc cảm thấy dễ chịu khi các công việc hàng ngày chỉ còn là dự các cuộc họp và giả quyết các báo cáo.

Đã đến lúc ông được quay trở lại với nghề nghiệp thực sự là viết sách, lại bắt tay vào việc biên soạn cuốn sách về luật học mà ông đã dự định viết ngay từ giai đoạn đầu, và còn viết thêm một cuốn khác nữa về lịch sử nghệ thuật và khoa học. Cả hai cuốn này, cũng như Những tình cảm đạo đức và nhất là Của của của các dân tộc, phải mang tính chất triết học hoặc lý thuyết. Trong một bức thư viết tháng 11 năm 1785 cho công tước de La Rochefoucauld, Smith đã viết về cả hai dự án này với những lời lẽ như sau: “Cuốn thứ nhất là một loại lịch sử triết học của tất cả các ngành văn học và triết học (nó bao gồm những gì mà chúng ta bây giờ gọi là khoa học, thơ ca và mỹ từ học), cuốn thứ hai là lý thuyết và lịch sử về luật và chính thể”. Ông nói là đã viết xong một phần lớn hai cuốn này và ông đang sửa chữa để cho tái bản cuốn Những tình cảm đạo đức. Lúc bấy giờ, ông nghĩ là việc này đòi hỏi ít thời gian và ông có thể hoàn thành trong vòng vài tháng. Nhưng trong hai năm 1788 và 1789, ông đã để lại không viết những công trình mới mà chỉ duyệt lại cuốn Những tình cảm đạo đức.

Ông đã bổ sung nhiều và sắp xếp lại gần như hoàn toàn cuốn sách này cho nên nó đã có một nội dung hầu như khác hẳn trước. Cuốn này được xuất bản chỉ một vài tháng trước khi ông qua đời và như thế hai công trình mà ông đang viết đành phải bỏ lại dở dang. Một tuần trước khi chết, ông có nhờ hai người bạn thân hủy bỏ các bản thảo. Tuy nhiên họ cũng được ông đồng ý giữ lại một số tiểu luận ông viết trước đó đã lâu, và sau khi ông Smith mất, hai người bạn này đã cho in dưới đầu đề là Những tiểu luận về các vấn đề triết học.

Đáng lưu ý nhất là một bài tiểu luận khá dài về lịch sử của thiên văn học mở đầu bằng việc trình bày lý thuyết triết học về cách giải thích trên cơ sở khoa học. Từ bài tiểu luận này và một vài bài khác, chúng ta có thể thấy những ý đồ của Smith về lịch sử triết học của nghệ thuật và khoa học. Chúng ta có thể có một khái niệm đáng tin cậy về cuốn lịch sử luật pháp và chính thể mà ông dự định viết qua hai tập bài giảng về luật học mà ông đã học mà ông đã đọc ở trường Đại học Glasgow trong những năm học 1762 – 1763 và 1763 – 1764. Nhưng chúng ta cũng có thể suy ra, khi so sánh phần kinh tế học của các bài giảng ấy với cuốn Của cải của các dân tộc, là cuốn sách dự tính viết về luật pháp và chính thể chắc hẳn sẽ còn có nhiều điều mới mẻ hơn so với cách trình bày khi giảng bài ở trường. Chắc hẳn sẽ có một chủ đề thống nhất để làm cho cuốn sách dự tính đó trở thành “lý thuyết và lịch sử”. Tôi cho là chủ đề thống nhất này có mối liên hệ với cả “Những tình cảm đạo đức” và “Của cải của các dân tộc”. Thật đáng tiếc là Smith đã không sống đủ lâu để hoàn tất mọi điều sở nguyện của ông. Ông đã mất ngày 17 tháng 7 năm 1790 tại Edinburgh.

Bức tranh chi tiết về sự vận động của nền kinh tế quốc dân được mô tả ở quyển I và quyển II trong Của cải của các dân tộc. Quyển III trình bày một cách ngắn ngọn lịch sử kinh tế trong đó có nói đến quan hệ giữa thành thị và nông thôn và những đóng góp của hai khu vực này cho sự tiến bộ kinh tế. Sau đó là quyển IV trong đó Smith xem xét các mặt ưu, khuyết của hai hệ thống loại trừ nhau trong kinh tế học chính trị, đó là “hệ thống trọng thương” ủng hộ thành thị (giới công thương nghiệp) và coi nhẹ nông thôn, và “hệ thống trọng nông” (kể cả những người theo phái trọng nông) coi nặng nông thôn và coi nhẹ thành thị. Thực ra, phần lớn sách này có liên quan đến hệ thống trọng thương và điểm chính của sách nói về tự do buôn bán. Chương cuối cùng phê phán một cách có lý luận việc nhấn mạnh quá đáng tới nông nghiệp, trong khi đó vẫn bày tỏ sự tán đồng với những người theo phái trọng nông đã chống lại mọi sự hạn chế của chính phủ đối với việc mở mang nông nghiệp. Hệ thống trọng nông tuy có rất nhiều điểm chưa hoàn hảo những vẫn là một điều rất gần với chân lý đã được công nhận trong kinh tế học chính trị. Nhưng mục đích thực sự của Smith trong quyển IV là phê phán chủ nghĩa trọng thương.

FOOT NOTE

[1] Mọi câu trích từ Của cải của các quốc gia trong cuốn sách được xuất bản do Max Lerner giới thiệu. Có một vài cuốn sách khác về Của cải của các quốc gia, bao gồm bản chính thức được ấn hành bởi Nhà xuất bản Glassgow, nhưng cuốn sách trên là phổ biến nhất.

[2] Đoạn này trong chương đầu tiên cuốn Của cải của các quốc gia khá giống học thuyết do Leonard Read đưa ra trong bài luận kinh điển của mình, “Tôi, chiếc bút chì” khi mô tả làm thế nào một sản phẩm đơn giản như cái bút chì tham gia quá trình sản xuất trên toàn cầu (Read 1999 [1958]).

[3] Đó là bài đọc nhậm chức chủ tịch của Samuelson trước Hiệp hội Kinh tế Mỹ. Một năm sau, Samuelson tuyên bố “người đàn ông đầu tiên là Adam và nhà kinh tế học đầu tiên … là Adam Smith” (Samuelson 1966, 1408).

[4] George Stigler, một người ngưỡng mộ Adam Smith, khi giảng cho các sinh viên của mình tại Chicago rằng ông khuyên mọi người nên đọc toàn bộ cuốn Của cải của các quốc gia trừ trang 720 (Stigler 1966, 168n). Nếu các sinh viên nhìn vào thông điệp này, tìm thấy ở quyển V, phần II, mục II, họ sẽ bắt gặp sự chỉ trích của Smith đối với cách giảng dạy và các bài học giả dối. Nhưng sự trích dẫn đó không là gì nếu so với những điều mà Adam Smith viết ở các trang sau khi ông lên án “phong tục Anh” đã biến những người trẻ tuổi trở nên “ngày càng tự phụ, vô lương tâm, thích chơi bời, và ngày càng thiếu khả năng áp dụng bất kỳ một sự nghiêm túc nào vào cả việc học hành hay công việc kinh doanh… Người cha đã tạo điều kiện cho con trai của mình vào sự “thực hành lố bịch” này sẽ sớm thấy rằng người con của ông “thất nghiệp, bị bỏ rơi, và sắp sửa phá sản ngay trước mắt mình”. Thực tế tồi tệ gì đã xảy ra vậy? Thanh niên (từ 17 đến 21 tuổi) được gửi ra nước ngoài! Smith đã chỉ trích việc gửi các trẻ em ra nước ngoài và cho rằng điều đó làm suy yếu nhân cách của chúng khi tách rời chúng khỏi sự kiểm soát của bố mẹ (1965 [1776], 720).

[5] Tôi gợi ý cuốn sách Adam Smith qua các quốc gia: Sự truyền đạt và tiếp thu, được hiệu đính bởi Cheng-chung Lai (2000), đề cập đến sự ảnh hưởng từ cuốn sách của Adam Smith qua hàng thế kỷ.

[6] Thư gửi William Eden (Huân tước xứ Auckland), Edinburg, ngày 3/1/1780, trích trong Smith 1987,245-46. Trong thư của mình, Smith đã ủng hộ việc bãi bỏ hoàn toàn hệ thống cấm nhập khẩu, được thay thế bằng mức thuế hợp lý.

[7] Thật may mắn, những bản chú thích ngoài cho sinh viên về các bài giảng này đã được phát hiện vào năm 1958 và sau đó được xuất bản thành Những bài giảng về luật học.

[8] Trong kinh tế học phúc lợi, “phúc lợi” đề cập đến hàng hoá chung hoặc tình trạng hạnh phúc nói chung của con người chứ không phải con người sống nhờ phúc lợi hay trợ cấp của chính phủ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *